Trần thạch cao cho nhà mái tôn

Thứ hai - 26/12/2016 11:45
Hiện nay có rất nhiều gia đình lựa chọn trần thạch cao bởi nhiều tính năng ưu việt của nó. Nhiều gia đình hiện nay sử dụng mái tôn cho ngôi nhà của mình nhưng ngoài đặc điểm là bền đẹp qua thời gian mái tôn có rất nhiều nhược điểm cần khắc phục như: nóng, có tiếng ồn,.. chỉ riêng hai điều này thôi chắc chắn cũng đã khiến bạn không được hài lòng. Nhiều kiến trúc sư cho rằng sử dụng trần thạch cao trong trường hợp này có thể khắc phục được tối đa các nhược điểm vừa kể trên.
Trần thạch cao cho nhà mái tôn
Sử dụng trần thạch cao cho mái tôn ngoài việc chống nóng có thể chống ồn và quan trọng hơn nó mang đến tính thẩm mĩ cho công trình khi có thể che đi mái tôn. Người thiết kế thường sẽ phải làm sao để điểm cao nhất của trần thạch cao được làm tính từ điểm thấp nhất của mái tôn , điều này làm cho mái tôn bị che đi. Nên thiết kế cần phải cân nhắc kĩ, có thể làm trần thạch cao dốc theo hình mái tôn. Và thường thì các công trình trần thạch cao này cần phải có độ cao nhất định mới có thể làm được, những không gian thấp sẽ rất xấu nếu kết hợp trần thạch cao. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng một vài điểm nhấn để người nhìn vào không phát hiện trên trần thạch cao là mái tôn.

 Một điểm nữa cần lưu ý khi thi công trần thạch cao là cần phải tạo khoảng cách giữa mái tôn và trần thạch cao, càng lớn càng tốt. Vì tạo ra được khoảng không khí giữa trần thạch cao và mái tôn sẽ có hiệu quả cách nhiệt rất tốt. Trần thạch cao rất kị nước, bởi vậy trước khi thi công bạn cần kiểm tra xem mái tôn có bị dột nước hay không.
 
tran thach cao cho mai ton 2

Dưới đây chúng tôi xin đưa ra quy trình thi công trần thạch cao cho mái tôn. Đối với công trình này sẽ sử dụng trần thạch cao khung trần chìm, trần thạch cao khung chìm cho mái tôn có thể góp phần che chắn, cách âm, cách nhiệt và xử lí được những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất.

Sau khi kiểm tra kĩ phần mái và trần để đảm bảo và trang bị đầy đủ các vật liệu, tiến hành thi công theo các bước sau:

Bước 1: Xác định độ cao trần, có thể dùng ống nước để lấy dấu chiều cao, đánh dấu mặt trần. Thường thì bạn nên vạch dấu độ cao ở phía mặt dưới của tấm trần.

Bước 2: Cố định các thanh viền tường: tùy vào loại trần mà bạn có thể cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay khoan bê tông và định vị bằng ticke nhựa hoặc sử dụng đinh thép cũng được.

Bước 3: Xác định khoảng cách phù hợp cho các thanh chính rồi phân chia lưới thanh chính. Các điểm ty treo phả phù hợp với khoảng cách đã định và giữ được khoảng cách tối đa của các điểm treo là 1200mm.

Bước 4: liên kết các thanh chính với ty treo của điểm treo để tạo ra khung dọc khoảng cách giữa các khung dọc, có thể đảm bảo khoảng cách tối đa là 1000m.

Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc, dùng thanh ngang gài vào mép của các thanh chính hoặc bằng khóa liên kết tùy theo hệ khung trần.

Bước 6: sau khi liên kết chắc chắn các thanh, lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng các đinh vít. Bạn chú ý các đầu vít phải chìm vào mặt tấm đề vừa đảm bảo an toàn và vừa mang tính thẩm mĩ.

Bước 7: Hoàn thiện các mối nối của tấm trần và làm phẳng trần thạch cao.

Bước 8: Vệ sinh, nghiệm thu và bàn giao công trình.

Sử dụng trần thạch cao khung trần chìm của nhà phân phối Tấn Phát bạn có thể yên tâm vì nó nhẹ và dễ sử dụng, đồng thời đã có một hệ khung xương chịu lực bên trong. Ở phía bên ngoài có thể phủ bằng một số vật liệu khác tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn như: tấm chịu nước, sau đó được xử lí các đường ráp nối, sơn bả. Sản phẩm sau khi được hoàn thành có thể giống như là đổ bê tông, vừa chắc chắn mà mang đến tính thẩm mĩ cho công trình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây